忍者ブログ

ngovantai1

HOÁI HÓA KHỚP GỐI CÓ NÊN ĐI BỘ KHÔNG?

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

HOÁI HÓA KHỚP GỐI CÓ NÊN ĐI BỘ KHÔNG?

Đi bộ là một hình thức vận động rất tốt cho sức khỏe con người, vừa đơn giản lại dễ thực hiện, không chỉ tăng cường sức khỏe xương khớp mà còn khiến tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng thích hợp với việc đi bộ. Đó là lí do nhiều người thắc mắc “thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không?”. Để biết câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau.

TÌM HIỂU: THOÁI HÓA KHỚP GỐI CÓ NÊN ĐI BỘ KHÔNG?

Thoái hóa khớp gối thường gây đau nhức khớp, khiến các thao tác hoạt động chân gặp nhiều khó khăn, mỗi khi di chuyển cơn đau lại tăng nặng hơn, khiến không ít người bệnh hạn chế đi lại. Tuy nhiên, việc ít đi lại có thể khiến xương khớp yếu, kém linh hoạt, vận động bị hạn chế. Vậy, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không?

>>> xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/viem-khop/thoai-hoa-khop-goi-co-nen-di-bo/

Trên thực tế, đi bộ là biện pháp vận động CẦN THIẾT cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có người bị thoái hóa khớp gối, tuy nhiên cần đi bộ ĐÚNG CÁCH và HỢP LÝ để tránh gây áp lực và làm đầu gối thoái hóa nhanh hơn. Đi bộ đối với xương khớp và người bị thoái hóa khớp gối có thể mang lại các lợi ích sau:

  • Giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, cơ bắp săn chắc và dẻo dai hơn.
  • Giúp hệ xương khớp chắc khỏe, hạn chế cứng khớp vào mỗi buổi sáng.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, từ đó giảm áp lực lên đôi chân và khớp gối.
  • Tăng cường thẩm thấu dinh dưỡng đến sụn để tái tạo lại tổ chức sụn bị thoái hóa.
  • Giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định, từ đó khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

Người bệnh có thể cảm thấy mức độ đau tăng lên đôi chút (khoảng 10%) khi thực hiện đi bộ vào những lần đầu tiên sau khi phát bệnh, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước tác động chưa quen. Tuy nhiên, thực hiện đều đặn và đúng phương pháp sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

THOÁI HÓA KHỚP GỐI NÊN ĐI BỘ THẾ NÀO ĐÚNG CÁCH?

Mặc dù “thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không” là việc có thể thực hiện, thế nhưng không nên đi bộ quá nhiều hoặc đi bộ sai cách vì có thể làm tăng tốc độ thoái hóa của khớp, bởi khi đi bộ sụn khớp sẽ bị ma sát liên tục nên có nguy cơ mòn nhanh hơn. Vậy, đi bộ như thế nào là đúng cách? Khi đi bộ cần thực hiện như thế nào?

 Để quá trình đi bộ đạt kết quả tốt nhất, bạn NÊN:

  • Đi chậm rãi, khoảng cách mỗi bước chân chỉ dài bằng 1 – 2 bàn chân.
  • 30 phút là tổng thời gian có thể thực hiện đi bộ trong ngày, nên chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15 phút.
  • Mỗi tuần nên thực hiện đi bộ ít nhất từ 4 – 5 ngày.
  • Thời gian đi bộ tốt nhất là vào sáng sớm.
  • Nên khởi động kỹ khoảng 5 – 10 phút trước khi đi bộ để làm ấm khớp.
  • Nên giữ ấm cơ thể khi đi bộ vào mùa đông, những ngày trời trở lạnh, thời tiết ẩm ướt.
  • Sử dụng giày hoặc dép phù hợp, êm và ôm vừa sát chân.
  • Giữ tinh thần thoải mái.

Người bị thoái hóa khớp gối khi đi bộ KHÔNG NÊN:

  • Không nên sải bước chân quá dài và di chuyển với tốc độ nhanh, vì như thế sẽ tạo áp lực lên đầu gối, khiến sụn và xương dưới sụn chịu tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Không nên đi bộ trên những nơi có bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng, bởi khi di chuyển việc chân bước thấp bước cao liên tục sẽ lần lượt tạo áp lực cho 2 bên khớp gối.
  • Không đi bộ vào giữa trưa trời nắng gắt hoặc khi trời đang mưa, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Lên xuống cầu thang không phải là biện pháp đi bộ hợp lý.
  • Không mang hoặc đeo quá nhiều vật dụng khi đi bộ, nên để tay được vung thoải mái.
  • Không đi bộ khi thấy cơ thể không được khỏe hoặc đầu gối đau nhức nhiều.

Ngoài đi bộ, người bị thoái hóa khớp gối cũng có thể tham gia một số bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe như bơi lội, đạp xe đạp, tập yoga, dưỡng sinh,…. Không chỉ tăng độ dẻo dai cũng như sự vững chắc cho hệ xương khớp, chúng còn tốt cho hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.

PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R